Gửi tặng các chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi. Hy vọng các bạn không bị lừa đảo mất tiền thật.
- Câu chuyện cá nhân về BitCoin
- Khái niệm tiền điện tử CyptoCurrency
- CryptoCurrency dựa trên nền tảng toán học RSA (Rivest–Shamir–Adleman)
- Mỗi CryptoCurrency là sản phẩm đầu ra của một phần mềm
- Các lập luận lừa đảo của Tiền Điện Tử
- CryptoCurrency có giá trị bao nhiêu?
- Ai là người hưởng lợi của CryptoCurrency?
- Lời kết
Mục Lục
Câu chuyện cá nhân về BitCoin
Một hôm, cậu con trai 19 tuổi của tôi hỏi rằng: “Bố thấy tiền điện tử thế nào?” Câu hỏi hay về vấn đề BitCoin nổi tiếng. Bạn đó đã đọc BitCoin hoặc tiền điện tử ở đâu đó. Thuật ngữ này rất nổi tiếng nhưng không biết hình dáng nó thế nào và có lợi ích gì?
Các bạn đã bao giờ tận mắt nhìn thấy hình dạng vật lý của BitCoin chưa? Và đây là hình dạng của một BitCoin:
Public Key: 73nRKoXJAUqKYYbzw6Nrqh9gW2p26zerpZ
Private Key: 5HuEupY3DNF87UypjFtXDTm4BVuAwZtAgYf94sMALPyakgafVnU
Giải thích chi tiết hơn: BitCoin chỉ là 2 chuỗi ký tự bao gồm chuỗi Public Key (Mã khoá công khai) và chuỗi Private Key (Mã khoá bí mật).
Vậy ngoài sự nổi tiếng thì nó nó lợi ích gì cho cuộc sống mỗi cá nhân người Việt Nam? Thực tế là tôi chưa bao giờ cần đến BitCoin để mua hàng hoá. Tôi chưa bao giờ nhận lương hoặc nhận thanh toán bằng BitCoin. Tôi chỉ chấp nhận VNĐ, USD, EURO hoặc cùng lắm một vài đồng tiền đáng tin khác.
Những người tôi quen có chấp nhận BitCoin không? Tôi từng hỏi khoảng 10 người gần mình nhất, kết quả ai cũng biết về BitCoin nhưng chưa ai từng sử dụng nó, chưa ai biết hình dáng nó như thế nào.
Vậy quan điểm của chính quyền Việt Nam về BitCoin như thế nào? Theo thông cáo báo chí của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam thì BitCoin không phải tiền và không được chấp nhận ở Việt Nam. Ngoài ra, các nước khác như Thái Lan, Nga, Pháp, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Nauy… cũng không thừa nhận Bitcoin là một đồng tiền hợp pháp được lưu thông trên thị trường.
Khái niệm tiền điện tử CyptoCurrency
BitCoin chỉ là một trong hàng ngàn loại Tiền mã hoá đang tồn tại. Để hiểu rõ hơn chúng ta cần phân tích khái niệm Tiền mã hoá.
Trong Tiếng Việt, chúng ta dùng từ “Tiền Điện Tử” là phố biến nhất, các khái niệm ít dùng hơn như “Tiền Mã Hoá”, “Tiền Ảo” hoặc đơn giản chỉ là BitCoin. Trong Tiếng Anh, từ nguyên gốc của nó là CryptoCurrency. Để hiểu rõ hơn chúng ta chỉ cần tách 2 từ cấu thành ra riêng biệt, đó là Crypto và Currency.
Vậy Crypto là viết tắt của Cryptography và nó mang ý nghĩ là mật mã hoá hoặc mã hoá.
Còn Currency thì đơn giản nghĩa của nó chỉ là tiền. Ví dụ như tiền VNĐ, tiền USD, tiền EURO… và tiền này do các chính phủ phát hành.
Do vây, ngay từ đầu cách đặt tên CryptoCurrency đã là một cách để lừa đảo người nghe. Cách lừa đảo ở đây là gắn việc mã hoá và một khái niệm tiền tệ. Logic não người bị lừa ngay từ cái tên.
CryptoCurrency dựa trên nền tảng toán học RSA (Rivest–Shamir–Adleman)
Tóm tắt lại trang Wikipedia mô tả thuật toán RSA như sau:
RSA là một thuật toán mật mã hóa khóa công khai. Thuật toán được Ron Rivest, Adi Shamir và Len Adleman mô tả lần đầu tiên vào năm 1977 tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Tên của thuật toán lấy từ 3 chữ cái đầu của tên 3 tác giả.
Thuật toán RSA có hai khóa: khóa công khai (Public Key) và khóa bí mật (Private Key). Mỗi khóa là những số cố định sử dụng trong quá trình mã hóa và giải mã. Khóa công khai được công bố rộng rãi cho mọi người và được dùng để mã hóa. Những thông tin được mã hóa bằng khóa công khai chỉ có thể được giải mã bằng khóa bí mật tương ứng. Nói cách khác, mọi người đều có thể mã hóa nhưng chỉ có người biết khóa cá nhân (Private Key) mới có thể giải mã được.
Ứng dụng của RSA lên môi trường kỹ thuật số là rất lớn. Ví dụ như các tiêu chuẩn HTTPS để mã hoá thông tin của website, các chữ ký điện tử, tất cả các app trên App Store/Google Play bắt buộc phải dùng RSA để xác thực tác giả của ứng dụng… Có thể nói RSA là tiêu chuẩn an toàn thông tin hiện nay. Vì nếu không được mã hoá thì tin tặc có thể dễ dàng bắt các gói tin truyền trên Internet và đọc được nội dung.
Tiền điện tử, CryptoCurrency như là BitCoin bắt buộc phải sử dụng đến thuật toán RSA để tạo Private Key và Public Key. Cặp khoá này không dùng để mã hoá thông tin mà chỉ để tạo thành một cặp khoá duy nhất. Để lừa người khác họ tạo ra cho nó một cái tên bất kỳ như BitCoin, Ethereum, Tether USDt… Do vậy, thuật ngữ CryptoCurrency là dựa trên RSA.
Mỗi CryptoCurrency là sản phẩm đầu ra của một phần mềm
Chúng ta lấy ví dụ BitCoin, nó là sản phẩm của một phần mềm BitCoin Software. Phần mềm này dựa vào một loạt các khái niệm như BlockChain. Từ một đoạn Code/Script BlockChain chuyên dụng có giới hạn số lượng sản phẩm mã hoá BitCoin. Để tạo ra các sản phẩm BitCoin thì BitCoin Software sẽ được chạy trên các máy tính được gọi là Mining. Để tạo ra BitCoin người đào BitCoin phải bật máy và để nó tìm tuần tự các chuỗi mã hoá Public Key/Private Key nhằm tạo ra một cặp nào đó thoả mãn yêu cầu BitCoin Software.
Chi tiết hơn các bạn có thể xem mã nguồn của phần mềm BitCoin Software tại đây và nó tên là BitCoin Core: BitCoin Core
Nó được viết bằng vài ngôn ngữ lập trình: 65% C++, 10% C, 20% Python và vài ngôn ngữ khác.
Các lập luận lừa đảo của Tiền Điện Tử
“BitCoin có số lượng giới hạn như vàng, nó có giá trị do sự khan hiếm”. Đây là lập luận lừa đảo vì BitCoin giới hạn là đúng nhưng nó chỉ giới hạn trong phần mềm BitCoin Software. Hiện nay có rất nhiều phần mềm khác nhau để tạo ra các cặp khoá RSA khác như Ethereum, Tether USDt, XRP… và bởi vì nó là phần mềm tạo ra cặp khoá RSA tôi có cũng có thể tạo ra được một phần mềm như vậy và tôi gọi là MinhCoin. Bạn cũng có thể tạo ra một phần mềm hoặc thuê một kỹ sư phần mềm tạo ra một phần mềm gọi là TênBạnCoin…
Số lượng cặp khoá với mỗi phần mềm là có hạn nhưng số lượng phần mềm là vô hạn. Do vậy lập luận số lượng có giới hạn của BitCoin là lừa đảo. Vì nếu thích ai đó cũng có thể tạo ra Coin của riêng họ.
“BitCoin không lệ thuộc vào quốc gia nào nên nó có thể chuyển tiền xuyên biên giới và không bị chính quyền can thiệp”. Chính vì BitCoin không lệ thuộc vào một quốc gia nào đó nên nó được phát hành do một nhóm người nào đó ẩn danh. Vậy bạn tin vào một nhóm nhỏ từ vài trăm đến vài triệu người ẩn danh trên Internet hay tin vào một chính quyền có hàng triệu người lính cầm súng bảo vệ. Ví dụ tiền VNĐ được vài triệu quân nhân cầm súng AK bảo vệ. Tiền Nhân Dân Tệ có hàng trục triệu người lính, xe tăng, máy bay bảo vệ. Tiền USD có lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới với nhiều lính, máy bay, tầu sân bay, tên lửa… bảo vệ.
Một ví dụ cụ thể tiền của chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã xụp đổ tại Việt Nam năm 1975 thì có ai chấp nhận giá trị của nó nữa không? Có ai chấp nhận tiền do Đức Quốc Xã phát hành để bạn mua hàng không. Trong lịch sử có hàng ngàn chính quyền đã thịnh vượng rồi suy sụp thì tiền mà họ phát hành còn có thể mua hàng hoá không?
CryptoCurrency có giá trị bao nhiêu?
Như đã phân tích ở trên, tiền điện tử không có giá trị sử dụng. Chúng ta đi làm để nhận tiền do chính quyền phát hành. Chúng ta tiêu tiền do các chính quyền đang tồn tại phát hành. Do vậy, giá trị của tiền điện tử chỉ là con số 0 mà thôi. Các bạn đừng tin vào thuật ngữ kỹ thuật phức tạp của việc mã hoá mà bị lừa đảo. Các bạn đừng đưa tiền VNĐ của mình để đổi lấy chuỗi ký tự kiểu như dưới đây.
Public Key: 73nRKoXJAUqKYYbzw6Nrqh9gW2p26zerpZ
Private Key: 5HuEupY3DNF87UypjFtXDTm4BVuAwZtAgYf94sMALPyakgafVnU
Ai là người hưởng lợi của CryptoCurrency?
Có nhiều người tham gia vào các công đoạn của một tiền điện tử như BitCoin. Cụ thể là người tạo ra phần mềm BitCoin Software, người chạy phần mềm Bitcoin Software để tìm cặp khoá RSA, người buôn bán cặp khoá RSA đó, người tổ chức buôn bán chuỗi RSA để nhận phí trung gian, người tổ chức khoá học nhận học phí, người viết báo đưa tin nhận tiền quảng cáo… Cuối cùng hơn hết là các kẻ lừa đảo tự tạo ra các phần mềm CrytoCurrency để tạo ra một loại Tiền điện tử với mục đích lừa đảo lấy tiền của chính quyền phát hành.
Lời kết
BitCoin, Tiền mã hoá, Tiền điện tử, Tiền ảo, CryptoCurrency… chỉ đơn giản là cặp khoá RSA chứa chuỗi ký tự đơn giản của một phần mềm nào đó. Có thể tạo ra vô hạn phần mềm mã hoá dẫn đến giá trị do sự khan hiếm là lừa đảo. Các phần mềm không được bảo vệ bởi hàng triệu người lính cầm súng nên sẽ không được thừa nhận. Đây chỉ là một phi vụ lừa đảo dài hạn của nhiều người có lợi ích trực tiếp và những người quảng bá cho BitCoin hay CryptoCurrency hay Tiền Điện Tử hay Tiền Mã Hoá.
Cuối cùng bạn hãy nhìn kỹ hình hài một BitCoin để thay cho lời chào tạm biệt:
Public Key: 73nRKoXJAUqKYYbzw6Nrqh9gW2p26zerpZ
Private Key: 5HuEupY3DNF87UypjFtXDTm4BVuAwZtAgYf94sMALPyakgafVnU
Xin chào,
Bài viết này sử dụng AI ChatGPT để viết sau đó được lựa chọn, biên tập lại nội dung, chỉ một phần nhỏ các bài là tôi tự viết. Nội dung thể hiện ý chí cá nhân về các vấn đề, giải pháp. Tôi lưu tại website này để học, tra cứu và chia sẻ.
Tôi là Minh, sống tại Hà Nội, kỹ sư phần mềm với hơn 20 năm kinh nghiệm. Các ngôn ngữ yêu thích của tôi là Swift, Objective-C, Java, Kotlin, .NET, HTML, JavaScript, CSS, Bootstrap, jQuery, AngularJS, Angular…
Các bạn có thể tải app của tôi trên App Store hoặc Google Play:
QuestionBank-Ôn thi vào 10: phiên bản iOS, phiên bản Android
TypingTest by QuestionBank: phiên bản iOS, phiên bản Android
Xin cảm ơn,
Minh